Showing posts with label Tin Tức Gay. Show all posts
Showing posts with label Tin Tức Gay. Show all posts

Sunday, February 23, 2014

Clip chống kỳ thị đồng tính ở Olympic Sochi 2014

(Motthegioi.vn) Hiệp hội The Fair Games Project vừa tung ra một đoạn clip với mục đích kêu gọi chống kỳ thị người đồng tính tại Olympic mùa đông Sochi. Ngay lập tức, đoạn clip đã thu hút gần 1 triệu lượt xem chỉ trong vài ngày.

ky thi


Đoạn clip mang tên "Sự phân biệt đối xử của Nga tại Olympic" là một phần trong dự án kêu gọi quyên góp 1 triệu đôla trước khi Olympic Sochi kết thúc. Toàn bộ số tiền này sẽ được đưa vào quỹ ủng hộ các nhà vận động quyền cho LGBT tại Nga.


Tuấn Trinh

Những nụ hôn đồng tính có sức ảnh hưởng nhất trên thế giới


dong tinh



Nhà phê bình Henry Finck đã đặt ra một câu hỏi từ hơn một thế kỉ trước: “Chẳng phải nụ hôn là dấu ấn của tình yêu?”. Và ở kỷ nguyên chuyển mình lịch sử của cộng đồng LGBT này, nụ hôn chính là biểu tượng của sự phản đối lẫn ủng hộ, nhấn mạnh thông điệp tình yêu đơn giản là tình yêu và không một ai được phép tước đi quyền cơ bản của mỗi người bất kể xu hướng tính dục của họ.

Theo thứ tự thời gian, dưới đây là những nụ hôn để đời và là ngọn lửa cổ vũ tinh thần cho cộng đồng LGBT trong công cuộc đấu tranh giành lại quyền bình đẳng:


Ở Pháp
, hai nhà xã hội (là người dị tính), đồng thời là nghị sĩ Quốc hội Pháp, Yahn galut và Nocolas Bays, đã hôn nhau vào ngày 27.1.2013 trong một buổi biểu tình tại Paris nhằm ủng hộ đạo luật hôn nhân đồng tính của Pháp.
“Chúng tôi đều là người dị tính, đều đã có gia đình và có con,” Galut nói. “Nhưng hôm nay, với nụ hôn này, điều đó có nghĩa rằng, với tư cách là nghị sĩ quốc hội đang đấu tranh vì quyền hôn nhân đồng giới trong hai ngày tới, chúng tôi đứng cùng chiến tuyến với cộng đồng LGBT các bạn.”


Ở Mỹ,
 trong buổi điều trần của Tòa án tối cao, chiến dịch Hôn vì bình đẳng nhằm nâng cao ý thức về bình quyền ở Mỹ đã được lập ra. Từ ngày 14.2.2013, chiến dịch nhắm tới việc kêu gọi mọi người cùng chia sẻ những khoảnh khắc “hôn vì bình đẳng” thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Chỉ riêng Facebook đã có hàng ngàn bức ảnh được đăng tải. Mỗi tấm ảnh lại là một câu chuyện khác nhau, tuy nhiên có cùng một thông điệp: Tình yêu không phân biệt giới tính. Chiến dịch Hôn vì bình đẳng tới nay đã trở thành một chiến dịch toàn cầu với thành viên tham dự đến từ 45 quốc gia.



Ở Ireland
, nhóm vận động quyền cho cộng đồng LGBT Noise đã tổ chức sự kiện Kiss-In tại Dublin vào ngày 14.4.2013, cùng thời điểm với Hội nghị Lập hiến quốc gia, vốn đang thảo luận về dự luật hôn nhân đồng tính. Hàng trăm người đã hôn nhau ngay phía bên ngoài Nhà hát Gaiety để đánh dấu khoảnh khắc lịch sử về quyền LGBT ở Ireland. 



Ở Nga,
 các nhà hoạt động cũng đã tổ chức một sự kiện Kiss-In ngay trước Tòa nhà Duma ở Moscow vào ngày 11.6.2013 nhằm phản đối dự luật "cấm tuyên truyền đồng tính". Số ít những nhà biểu tình, bao gồm cả người dị tính lẫn đồng tính, đã bị một đám đông hàng gồm trăm người chống người đồng tính tấn công đầy thô bạo. Mỗi giọt máu đổ xuống vì nụ hôn là bằng chứng hùng hồn về nạn vi phạm nhân quyền đối với người đồng tính và những người ủng hộ họ ở đất Nga.


Ở Đức, những nhà hoạt động xã hội tại Berlin Nobert Greuter và Florian Filzinger đã tổ chức buổi Kiss-In toàn cầu vào ngày 8.9.2013 nhằm phản đối việc vi phạm nhân quyền ở Nga. Với khẩu hiệu “Gửi Nga, tràn trề tình yêu”, buổi Kiss-In toàn cầu đã thắp lửa cho hơn 55 sự kiện tương tự trên toàn thế giới. Người ta hôn nhau ngay trước lãnh sự quán Nga để phản đối đọa luật chống người đồng tính của Nga và thể hiện tình đoàn kết với cộng đồng LGBT đang chịu cảnh phân biệt đối xử ở Nga.


Ở Ý,
 hàng chục nghị sĩ đã đứng lên “Hôn phản đối” trong một phiên họp quốc hội vào ngày 20.9.2013, bày tỏ sự vui mừng trước đạo luật chống người kì thị người đồng tính. Thành viên của Five Star Movement (M5S) đã hôn nhau thể hiện sự ủng hộ việc bảo vệ quyền của người đồng tính. Nghị sĩ Federica Daga cho biết: “Quyền bình đẳng và nhân phẩm không phân biệt giới tính. Vì ôm và hôn nhau thì chẳng có gì đáng sợ cả”.


Ở Ấn Độ, 
nhà hoạt động Tanmay Sahay đã tổ chức một sự kiện trên Facebook với tên gọi “Gay for a Day” (có thể tạm hiểu là “Đồng tính trong một ngày” hoặc “Vui tươi trong một ngày”) vào ngày 13.12.2013. Tại đó, hàng ngàn người dân Ấn Độ đã cho đăng tải những tấm ảnh của họ đang hôn một người cùng giới tính để phản đối quyết định tái kết tội với người đồng tính của Tòa án Tối cao Ấn Độ.


Và hãy xem chuyện gì đang xảy ra ở trên truyền thông khắp mọi nơi: tờ GQ của Đức đã xúc tiến chiến dịch “Quý ông Chống Kẻ kì thị người đồng tính”, còn được biết đến với cái tên #Mundpropaganda, vào số ra tháng Mười Hai năm 2013. Trong chiến dịch, người ta tung ra những tấm ảnh các chàng trai nổi tiếng hôn nhau vì quyền của người đồng tính. “Việc người đồng tính vẫn phải đấu tranh vì sự thiếu khoan dung của con người là một chuyện gây sốc”, Tổng biên tập Jose Redondo-Vega cho biết. “Với #Mundpropaganda, chúng tôi muốn đưa đến độc giả một dấu hiệu rõ ràng về một xã hội tự do".


Khánh Phong (Theo GayStarNews)

Thursday, February 13, 2014

Những chương trình truyền hình về LGBT ở Việt Nam

Những chương trình truyền hình về LGBT ở Việt Nam






Trong thời gian qua, vấn đề đồng tính đã được đề cập một cách rộng rãi trên báo chí ở Việt Nam nhưng vẫn còn khá khiêm tốn trên truyền hình. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng những chương trình dạng này có xu thế xuất hiện thường xuyên hơn, với một thái độ tích cực hơn, góp phần lớn vào việc cải thiện hình ảnh người đồng tính trong mắt người dân nói chung. Những chương trình về người chuyển giới vẫn còn rất hiếm. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là những chương trình này cũng được truyền tải với một thái độ bao dung. Chúng ta hãy cùng điểm lại những chương trình truyền hình về người đồng tính và người chuyển giới đã được phát sóng ở Việt Nam nhé.


1. Chuyện Đêm Cuối Tuần (VTV3) - Tôi là người đồng tính 

http://www.youtube.com/watch?v=ywSAj7pZNe0

2. Doctor Happy (O2TV) - Tình dục ở người đồng giới 

part 1 http://www.youtube.com/watch?v=Tc1vT1oXcFE

part 2 http://www.youtube.com/watch?v=rOL9hZLneSo

3. VietnamNet - Đồng tính luyến ái 

http://www.youtube.com/watch?v=eYx7AuyazOU

4. Vip Talk (VTC HD1) - Người đồng tính Việt Nam

http://www.youtube.com/watch?v=_upVdcOzdfs

5. Sức Sống Mới (VTV3) - Phóng sự « Phát hiện chồng đồng tính » 

http://www.youtube.com/watch?v=fyEMCwrfkWc

6. VietnamNet - Quán lẩu nổi tiếng của những người chuyển giới ở tp HCM 

http://www.youtube.com/watch?v=Fhkc-IFWDwc

7. Phóng sự về người chuyển giới « Tôi đã từng phải làm đàn ông »

part 1 http://www.youtube.com/watch?v=sPkOdqJZhX4

part 2 http://www.youtube.com/watch?v=gKiDliEJDkQ

part 3 http://www.youtube.com/watch?v=IsTiwGUEP5s

part 4 http://www.youtube.com/watch?v=m69kg5u3OU8

8. Điểm Nóng (VTV6) – Đồng tính có khác biệt ?

http://www.youtube.com/watch?v=8ophDxtTiFQ

9. Cuộc Sống Thường Ngày (VTV1) - Cha mẹ làm gì khi phát hiện con mình đồng tính?

http://www.youtube.com/watch?v=0XjrQGeis7Y

10. Thời Sự (VTV1) - Quan điểm của BT Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường về hôn nhân đồng giới

http://www.youtube.com/watch?v=yjI_XmwXpeA

11. Tin Tức (VTC1) - Bi kịch gia đình của người đồng tính

http://www.youtube.com/watch?v=N_5KYVf_x-M

http://www.youtube.com/watch?v=v3aQwiOhOCI

12. Đối thoại trực tuyến 24/07/2012 với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường

http://www.youtube.com/watch?v=zjAZURJIreM

13. Thời Sự (VTV1) - Phóng sự về hôn nhân đồng giới

http://www.youtube.com/watch?v=HDhibjSJAXU

14. Câu Chuyện Cuộc Sống (VTV1) - Khoảnh khắc cuộc đời: Tâm sự người trong cuộc

http://www.youtube.com/watch?v=EfZnmc86aek

15. Cuộc Sống Thường Ngày (VTV1) - Sức khỏe tình dục MSM

http://www.youtube.com/watch?v=LIHRgRBLSEI

16. (VTV1) - Phóng sự về mại dâm đồng tính nam

http://www.youtube.com/watch?v=Jy6MU8RFPtQ

17. (VTV9) Đồng tính - Vấn đề cần quan tâm

http://www.youtube.com/watch?v=xSmme-U3CR4

18. Tin Tức (BBC Tiếng Việt) - Diễu hành của người đồng tính ở Việt Nam

http://www.youtube.com/watch?v=5QHGc9T3y6Y

19. Vui Sống Mỗi Ngày (VTV3) - Ứng xử khi con đồng tính

http://www.youtube.com/watch?v=jhJanJW3EEI

20. Bác Sĩ Tình Yêu (VCTV5) - Quan hệ đồng tính

http://www.youtube.com/watch?v=sQ9hytVqIHM

21. Dr Happy (O2TV) - Đồng tính nữ

http://www.youtube.com/watch?v=sg_D2WD0XDE

22. Dân Sinh TV - Phỏng vấn 2 bạn trẻ đồng tính (hải ngoại)

part 1 http://www.youtube.com/watch?v=LPr3jQpfA8w

part 2 http://www.youtube.com/watch?v=HGgzrLjDQ4A

part 3 http://www.youtube.com/watch?v=VHYTSTT7dG8

part 4 http://www.youtube.com/watch?v=Api93gyqPZs

23. Thư Viện Cuộc Sống (VTV6) - Hôn nhân cùng giới

http://www.youtube.com/watch?v=8MDipVSZHgw

24. Nhật Ký O2 (O2TV) - Hôn nhân đồng tính, nên hay không?

http://www.youtube.com/watch?v=3qPx_mY6kNM

25. (Tuổi trẻ TV Online) Vở kịch "Được là chính mình" - câu chuyện cảm động của người đồng tính

http://www.youtube.com/watch?v=6eyTjniPHfo

26. Những phóng sự về sự kiện YÊU LÀ YÊU-LGBT FLASHMOB

Tuổi Trẻ : http://www.youtube.com/watch?v=gBCEPfSl7Hg

Thanh Niên : http://www.youtube.com/watch?v=om0bo7e8uZw

VTV6 : http://www.youtube.com/watch?v=fIT2hBEsIDk

HTV1 : http://www.youtube.com/watch?v=LtmhBYKM4BM

Thế Giới Văn Hóa http://www.youtube.com/watch?v=MnvwrZo61yY

Bạn hiểu gì về SOGI?

Sexuality - Tính dục


Tính dục là tổng thể con người, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của nam hay nữ và biến động suốt đời. Tính dục phản ánh tính cách con người, không phải chỉ là bản chất sinh dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời sống.

Nó khác với tình dục, vốn chỉ về quan hệ tính giao đơn thuần giữa hai người. Hiểu rõ về "sexuality" rất quan trọng, vì nó liên quan đến rất nhiều thuật ngữ khác.
Tính dục bao gồm những yếu tố như:


  • Giới tính sinh học: xác định thông qua cấu tạo cơ thể và những biểu hiện trên cơ thể.
  • Biểu hiện giới tính: xác định thông qua những đặc điểm giới tính mà họ thể hiện;
  • Cảm nhận giới tính: xác định thông qua cảm nhận về giới tính của một người về chính bản thân họ;
  • Khuynh hướng tính dục: xác định thông qua cảm nhận, mong muốn về tình cảm, tình yêu, tình dục của một người hướng đến người khác; và
  • Tập tính tình dục: xác định thông qua hành vi tình dục mà người đó thực hiện.


* Sex/Biological Sex - Giới tính sinh học
Xác định thông qua những đặc điểm sinh học của cơ thể như cấu tạo gene, nội tiết tố, bộ phận sinh dục chính, bộ phận sinh dục phụ, vân vân. Giới tính sinh học bao gồm nam giới, nữ giới, và những trường hợp khác.


Nam giới là người có đầy đủ những đặc điểm sinh học của nam (cấu trúc gene XY, nội tiết tố Testosterone, cấu tạo cơ thể có dương vật, tinh hoàn, vân vân) và nữ giới là người có đầy đủ những đặc điểm sinh học của nữ (cấu trúc gene XX, nội tiết tố Estrogen, cấu tạo cơ thể có âm đạo, tử cung, trứng, vân vân).


Có những trường hợp khác của giới tính sinh học do khiếm khuyết sinh học gây ra. Bốn khả năng của khiếm khuyết sinh học là:

  • Người có bộ phận sinh dục nam không rõ;
  • Người có bộ phận sinh dục nữ không rõ;
  • Người có cả bộ phận sinh dục nam và nữ; và
  • Người không có cả bộ phận sinh dục nam hoặc nữ.

Giới tính sinh học vừa dễ vừa khó nhận biết, do các cơ quan này phần lớn là bộ phận cơ thể kín đáo và nhạy cảm, hoặc có khiếm khuyết ẩn sâu.
Bên cạnh đó, có những trường hợp khác do can thiệp của con người. Ba khả năng của việc can thiệp này là:

  • Người phẫu thuật chuyển bộ phận sinh dục nam thành nữ;
  • Người phẫu thuật chuyển bộ phận sinh dục nữ thành nam; và
  • Người phẫu thuật để có cả bộ phận sinh dục nam và nữ.

* Gender Presentation/Gender Role- Biểu hiện giới tính

Xác định thông qua những đặc điểm giới tính mà họ thể hiện ra bên ngoài như cách thức phục trang, cách thức ứng xử, tính cách, hành vi. Nói cách khác đó là "giới tính bên ngoài" của mỗi người.

  • Nam tính là những đặc điểm bên ngoài, tính cách được đa số người quan niệm thuộc về nam (dáng đi cứng, dáng ngồi vuông, khuôn mặt sắc cạnh xanh râu, nước da ngăm ngăm, ăn mặc lịch lãm hay phong trần, tránh để lộ cơ thể, ăn to nói lớn, tay chân đầu cổ không múa may điệu đà, làm những việc mà nam giới hay làm, vân vân).
  • Còn nữ tính là những đặc điểm bên ngoài, tính cách được đa số người quan niệm thuộc về nữ (dáng đi mềm mại, thướt tha, mặt nhỏ, da trắng, ăn mặc làm nổi lên những đường nét của cơ thể, giọng nói nhẹ nhàng thanh nhã, cử chỉ linh hoạt mềm mại, làm những việc mà nữ giới hay làm, vân vân).

Mỗi người đều có thể có nhiều hay ít những đặc điểm nam tính và nữ tính. Tùy mức độ hòa trộn cũng như nổi trội của từng đặc điểm mà một người có thể được đánh giá khác nhau. Sự biểu hiện cũng có thể thống nhất hay đứt quãng, chẳng hạn một người có biểu hiện trước mọi người hoàn toàn là nam giới, nhưng khi về nhà chỉ có một mình lại thích như hóa thân vào nữ giới: ăn mặc đồ phụ nữ, trang điểm…
Biểu hiện giới tính là đặc điểm dễ nhận biết nhất đối với người xung quanh, xuất phát từ tính chất của sự thể hiện ra bên ngoài và những khuôn mẫu, quan niệm sẵn có của xã hội. Biểu hiện giới tính còn có thể gọi là vai trò giới, bởi nó xuất phát từ đánh giá của xã hội về vị trí, sự cần thiết và thái độ, phản ứng dành cho một cá nhân về cung cách sống của họ. Xã hội mong muốn giới tính của người đó như thế nào, sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến biểu hiện giới tính của họ.


* Gender/Gender Identity – Bản sắc giới

Xác định thông qua cảm nhận về giới tính của một người về chính bản thân họ. Nói cách khác đó là "giới tính bên trong" của mỗi người.


  • Người cảm nhận là nam là người mà trong suy nghĩ của họ, khi đặt ra câu hỏi “tôi là nam hay nữ”, câu trả lời sẽ là “nam”;
  • Người cảm nhận là nữ là người mà trong suy nghĩ của họ, khi đặt ra câu hỏi “tôi là nam hay nữ”, câu trả lời sẽ là “nữ”; và
  • Những trường hợp khác, khi đặt ra câu hỏi “tôi là nam hay nữ”, câu trả lời có thể sẽ là “cả hai”, “chút này chút kia”, “tôi không biết”, hay thậm chí là “không ai cả”.

Sự cảm nhận có thể ở dạng minh thị (tỏ thái độ không hài lòng) hay mặc thị (không tỏ thái độ không hài lòng). Chẳng hạn, người cảm nhận là nam không nhất thiết phải là người giữ trong đầu ý nghĩ “mình là đàn ông”, mà chỉ đơn giản là chưa bao giờ có ý nghĩ mình là phụ nữ.

Cảm nhận giới tính không nhất thiết đồng nhất với giới tính sinh học hay biểu hiện giới tính. Một người có giới tính sinh học là nam giới, biểu hiện bên ngoài như nam giới, nhưng có thể cảm nhận mình là nữ giới. Tuy vậy, cảm nhận giới tính quan hệ chặt chẽ với giới tính sinh học và biểu hiện giới tính. Phải dựa trên yếu tố sinh học, biểu hiện giới tính hiện thời, thì một người mới có thể xác định được cảm nhận của mình.

Cảm nhận về giới tính cũng không nhất thiết đồng nhất với mong muốn về giới tính. Nói cách khác, “nam cảm nhận mình là nữ” không nhất thiết “mong muốn mình là nữ”. Tương tự, như nhiều người nam chuyển đổi giới tính thành nữ ở Thái Lan hay thái giám ngày xưa chẵng hạn, có thể “mong muốn, và đã trở thành phụ nữ” nhưng họ vẫn cảm nhận mình là nam, đơn giản là có thể do hoàn cảnh, công việc của họ tạo ra “mong muốn” đó mà thôi.


* Sexual Orientation – Khuynh hướng tính dục
Là khái niệm để chỉ đối tượng nào mà những cảm nhận về tình cảm, tình yêu và tình dục của một người hướng tới. Nếu:

  • Một người hướng tình cảm, tình yêu, hay tình dục của mình đến với người khác bản sắc giới tính như mình, thì gọi là người có khuynh hướng tính dục dị giới. Hay còn gọi là người dị tính luyến ái.
  • Một người tình cảm, tình yêu, hay tình dục của mình đến với người có cùng bản sắc giới tính như mình, thì gọi là người có khuynh hướng tính dục đồng giới. Hay còn gọi là người đồng tính luyến ái.
  • Một người hướng tình cảm, tình yêu, hay tình dục của mình đến với cả bản sắc giới tính như mình và khác mình, thì gọi là người có khuynh hướng tính dục song giới. Hay còn gọi là người song tính luyến ái.
  • Và một số trường hợp khác.

Ở đâu đó, người ta có một định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu hơn, đại loại: “người đồng tính là người có quan hệ tình dục với người đồng giới”. Tuy nhiên, trong luận điểm trên có hai sai lầm cơ bản sau.

  • Thực tế thì tình dục không phải là tất cả. Việc có ham muốn tình dục với ai thuộc về hành vi tính dục, chứ không phải khuynh hướng tính dục. Một người, không có ham muốn tình dục với người đồng giới, vẫn có thể là người đồng tính. Ngược lại, một người có ham muốn tình dục với người đồng giới thì chưa chắc là người đồng tính. Khuynh hướng tính dục đề cập đến cảm xúc và sự cảm nhận về chính mình, không phải những gì họ biểu hiện.
  • “Người đồng giới” là một người “cùng giới tính”? Như đã nói ở phần “bản sắc giới tính”, nếu nói “cùng giới tính” thì có đến 3 khả năng: có giới tính sinh học giống nhau, có biểu hiện giới tính giống nhau và có cảm nhận giới tính giống nhau. Không thể chỉ căn cứ vào một trong ba yếu tố trên mà kết luận về khuynh hướng tính dục được.

Trường hợp như nghệ sĩ Chinh Nhân yêu ca sĩ chuyển giới Cát Tuyền, có thể gọi ai là người đồng tính? Xét về bản sắc giới tính, Cát Tuyền là nữ (kể cả khi chưa phẫu thuật), Chinh Nhân là nam. Từ đó ta kết luận, cả hai đều là người dị tính luyến ái. Những người nam transexual (bản sắc giới tính là nữ), thường không yêu những người transexual như mình (vì họ chỉ hướng đến những người có bản sắc giới tính là nam), vì vậy không thể gọi họ là người đồng tính. 


* Sexual Activity/Behavior/Identity – Tập tính tình dục

Tập tính tình dục là những đặc điểm liên quan đến hành vi tình dục mà một người thực hiện. Tương tự như bản sắc giới tính, tập tính tình dục phụ thuộc vào cảm nhận của cá nhân và xã hội về hành vi tình dục của họ. Tập tính tình dục đôi khi được gắn chung với Bản sắc tình dục. Điều này có thể liên quan hoặc không liên quan đến khuynh hướng tính dục, chẳng hạn:

  • Một người đàn ông đã có vợ đôi khi có tơ tưởng đến việc quan hệ tình dục với người đàn ông khác. Nếu ngả về chiều hướng đó, khuynh hướng tính dục của anh ta sẽ là song tính, bằng không, anh ta có thể tự coi mình là người dị tính.
  • Một người nam xuyên giới tính (nhưng chưa chuyển đổi giới tính) đang trong một mối quan hệ với người nam dị tính. Trong mối quan hệ đó, hai người xem nhau như là những người dị tính, trong khi đó những người xung quanh có thể xem họ là người đồng tính.

Hành vi tình dục mà một người thực hiện, có thể có hoặc chẳng liên quan đến khuynh hướng tính dục, bản sắc giới, giới tính sinh học của họ. Điểm khác biệt nhất giữa tập tính tình dục và khuynh hướng tình dục ở chỗ một bên là những gì họ thực hiện, một bên là những gì họ mong muốn.


* Quan hệ giữa 5 yếu tố

Giới tính sinh học, biểu hiện giới tính và cảm nhận giới tính lần lượt dựa trên các yếu tố sinh lý, xã hội và tâm lý. Có thể kết hợp những đặc điểm của từng yếu tố để tạo ra một bản sắc giới tính khác nhau. Ví dụ:

  • Người có giới tính sinh học là nam giới. Biểu hiện bên ngoài như nam giới. Cảm nhận mình là nam giới. Yêu một người nam giới và lập gia đình với một phụ nữ.
  • Người có giới tính sinh học là nữ giới. Biểu hiện bên ngoài như nam giới. Cảm nhận mình là vừa là nam vừa là nữ giới. Yêu một người nữ giới và quan hệ với phụ nữ.
  • Người có giới tính sinh học là nam giới. Biểu hiện bên ngoài như nữ giới. Cảm nhận mình không phải là nam giới. Yêu nam giới và không có quan hệ tình dục.

Có thể nôm na xác định giới tính sinh học, biểu hiện giới và bản sắc giới, khuynh hướng tính dục và hành vi tình dục bằng các câu hỏi “tôi  cơ thể nam hay nữ”, “tôi cư xử như nam hay nữ” và “tôi  nam hay nữ”, “ai hấp dẫn tôi” và “tôi quan hệ với ai”.

Trên thực tế, biểu hiện giới tính của một người là căn cứ hay được dùng nhất để đánh giá về bản sắc giới tính của họ. Bởi nó là đặc điểm dễ nhận thấy nhất đối với những người xung quanh. Nhưng sai lầm hơn cả là dựa vào thể hiện giới tính để đánh giá về khuynh hướng tính dục của một người. Biểu hiện giới tính thường phù hợp với bản sắc giới, khuynh hướng tính dục thường phù hợp với tập tính tình dục. Năm yếu tố trên tạo thành một thể thống nhất của tính dục con người, có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng không vì thế mà luôn luôn đồng nhất với nhau.



--


* Luận về từ nguyên


“Gender identity” được nhiều người dịch theo nhiều cách khác nhau: nhận dạng giới, đặc tính giới, bản dạng giới, căn cước giới… Indentity là “những đặc tính có thể nhận biết và phân biệt được”. Theo tôi từ “nhận dạng” đúng với nghĩa đen nhất nhưng không dùng được vì nó là động từ, từ “đặc tính” quá chung và chưa chính xác, còn từ “bản dạng” thì tối nghĩa, có thể là do được kết hợp nghĩa của hai từ “bản chất” và “nhân dạng”?


Riêng quan điểm cá nhân tôi thì xin được dịch thành “bản sắc giới”. Lí do là vì trong ngành xã hội học và tâm lí xã hội học, từ “identity” vốn đã được thống nhất là “bản sắc”: bản sắc cá nhân, bản sắc nhóm, bản sắc xã hội… và nghĩa của từ này cũng tương đối chính xác.

“Bisexual”, từ lâu thống nhất là “lưỡng tính luyến ái”, nhưng tôi khuyến nghị nên thay bằng song tính luyến ái. “Lưỡng” là hai, còn “song” là đôi, phản ánh đúng hơn nét đối lập của hai cặp đôi “nam và nữ”. Tiền tố -bi trong tiếng cũng có nghĩa tương tự (khác với –duo). Vấn đề này, cùng những bàn luận về từ nguyên khác sẽ được đề cập cụ thể hơn trong những bài viết khác.

“Sexual orientation” được nhiều tài liệu đã dịch là “thiên hướng tình dục”, “xu hướng tình dục”, “định hướng tình dục”, “khuynh hướng tình dục”… “Định hướng” và “thiên hướng” được ít người sử dụng, nhưng lại là từ dùng nhiều trong các tài liệu chính thức. Từ “xu hướng” và “khuynh hướng” lại được dùng nhiều nhất, nhưng bị lẫn với một số khái niệm khác và hay có ý tiêu cực (ví dụ, “xu hướng tình dục của giới trẻ đã có phần thoáng hơn”, “khuynh hướng tình dục quái dị ở giới trẻ”…).

Xét về ngữ nghĩa tiếng Anh thì “định hướng” là từ đúng nhất. Còn xét về ngữ nghĩa từ Hán Việt, “định” là “yên lặng” (định thần), “xu” là “bước nhanh” (xu thế), “khuynh” là “nghiêng” (khuynh đảo), “thiên” là “tự nhiên” (thiên tạo), “trời”, “ngàn”, ngoài ra cũng có nghĩa là “nghiêng” (thiên vị). Sau khi suy nghĩ về bản chất của “sexual orientation”, tôi nghĩ rằng nên dùng từ “khuynh hướng tình dục” là hợp lý nhất. Mặc dù “thiên hướng” cũng có nghĩa “nghiêng” nhưng dễ bị hiểu sang những nghĩa khác.

Ngoài ra, từ “sexual” được nhiều người dịch là “tính dục” thay vì “tình dục”. Theo tôi, “tính dục” chính xác hơn, và “sexual orientation” không chỉ đơn thuần là hấp dẫn về mặt tình dục, vì vậy dịch “tình dục” là chưa chính xác. Tuy nhiên do thói quen, vẫn có thể chấp nhận được.


Định hướng tình dục
Xu hướng tình dục
Thiên hướng tình dục
Khuynh hướng tình dục
3.930
59.100
1.150
11.400
Định/xu/thiên/khuynh hướng tình dục
Định/xu/thiên/khuynh hướng tính dục
75.580
6.752
Số kết quả tìm kiếm được bằng Google (tính tới tháng 4/2009)

Sunday, February 9, 2014

10 điều cần (không) làm để cứu đàn ông Việt Nam

Một quan điểm phổ biến trong xã hội đó là: đã sinh ra làm đàn ông thì phải nam tính. Đã nam tính thì … và sau đó là một loạt những tính cách, trách nhiệm và nhu cầu phải có, gắn với sứ mạng đàn ông. Dưới đây, tôi xin liệt kê một số quan điểm cần phải thay đổi trong xã hội, nhằm mang lại sự bình đẳng cho nam giới. 



Ảnh: đàn ông đang phải đối mặt với nhiều sức ép do quan niệm giới mang lại (nguồn: internet)

1. Đàn ông phải biết chiều phụ nữ như điều kiện để thành một người đàn ông galăng. Thực ra câu này đã biến phụ nữ thành một đối tượng để người khác chăm lo và chiều chuộng, lấy mất đi tính tự chủ của phụ nữ. Nhưng quan trọng hơn, nó cũng được hiểu theo chiều ngược lại, có nghĩa đàn ông không cần/muốn được chiều chuộng, phụ nữ không cần phải chăm sóc đàn ông, và đàn ông cũng không cần phải chăm sóc mình. Quan niệm này đẩy đàn ông vào thế dễ tổn thương vì họ không muốn bị/được chăm sóc, thậm chí trong những lúc ốm đau, bệnh tật hoặc khó khăn khác.

2. Thiếu bàn tay người đàn ông trong nhà là một câu nói chỉ sự xốc vác, làm những việc nặng mang tính kỹ thuật như sửa điện, sửa ống nước hoặc thông bồn cầu. Nghe chừng người đàn ông đương nhiên phải biết những điều này, cứ như khi sinh ra các tố chất “nam tính” này đã được ban cho đàn ông rồi. Có những người đàn ông giỏi kỹ thuật, có người đàn ông không vì thế đừng nghiễm nhiên mong họ làm những việc đó thay vì gọi thợ. Trên thực tế có nhiều phụ nữ làm rất tốt những công việc này nên đâu phải việc “điện nước và thông cống” chỉ gắn với giới tính nam đâu.

3. Đàn ông mà cứ như đàn bà là câu chỉ những người đồng nghiệp, hoặc sếp có giới tính là nam nhưng tỉ mỉ, chi tiết, chặt chẽ, khéo léo, hoạt ngôn… như đàn bà. Những người đàn ông như vậy thường là chủ đề của đàm tếu vì nó trái với đức tính “thô ráp” đầy nam tính gán cho giới “mày râu”. Nên nhớ, vấn đề không phải là tỉ mỉ, chi tiết, chặt chẽ, khéo léo hay hoạt ngôn, mà ở chỗ dùng đúng mực và đúng chỗ. Trong công việc, tất cả những yếu tố trên đều cần thiết, và tất nhiên nó cần cho cả hai giới, chứ không chỉ riêng phụ nữ có quyền được làm như vậy!

4. Trai vô tửu như cờ vô phong là câu hay được dùng để phê phán những người đàn ông không uống rượu, không quảng giao và không hết mình vì “tình cảm bằng hữu”. Việt Nam giờ thành một trong những nước tiêu thụ bia rượu nhiều nhất khu vực, và cũng là một trong những nước có tỉ lệ ung thư gan, dạ dầy và tai nạn giao thông do bia rượu cao trên thế giới. Không cần phải nói về tác hại của bia rượu, nhưng cần phải nói về truyền thống đẩy người đàn ông Việt Nam vào những thói quen có hại cho chính bản thân mình, thậm chí tử vong sớm chỉ vì hai chữ “nam tính” gắn với đồ uống có cồn.

5. Đàn ông uống trà, đàn bà uống nước cam cũng là một ý niệm sẵn có trong đầu nhiều người. Thử vào quán café với một người đàn ông, gọi một café một nước uống dinh dưỡng, chắc chắn người phục vụ sẽ đưa café cho anh và nước trái cây cho chị. Điều này ngầm định những đồ uống dinh dưỡng, đẹp da hay giàu vitamin là của phụ nữ, còn nam giới phải là trà và café. Quan niệm này đẩy người đàn ông tránh xa các đồ uống làm xói mòn “nam tính” của mình.

6. Bản lĩnh đàn ông là chạy xe phân khối lớn, chơi thể thao mạo hiểm, thậm chí tiêu cực như đua xe với cảnh sát giao thông. Bạn khuyến khích nam tính, tố chất anh hùng bằng cách khen ngợi “người đàn ông của em”, nhưng điều này có thể làm anh ta tử nạn vì sự khuyến khích của bạn. Nhiều người đàn ông thích cảm giác mạnh, sự tự do không bị kiểm soát và nổi loạn. Nhưng yếu tố an toàn là cần thiết, và nên là điều bạn khuyến khích, chứ không phải câu “chơi tới bến đi anh” đâu bạn.

7. Đàn ông không được khóc đã được dậy từ bé nên đàn ông không muốn/dám thể hiện cảm xúc của mình. Vì đàn ông được/bị coi là “rộng lượng, bao dung, không khóc” nên bạn đối xử với họ thoải mái mà không cần để ý đến cảm xúc của họ. Điều này hoàn toàn sai lầm, vì việc họ không thể hiện cảm xúc (vì bị dậy như vậy) không có nghĩa họ không có cảm xúc. Họ có nhưng thường kìm nén và nó có hại cho họ, và cho cả mối quan hệ với bạn. Chính vì vậy, bạn nên để ý đến cảm xúc của đàn ông, khuyến khích anh ta thể hiện hơn là kìm nén nó. Trên thực tế, nó cũng là biểu hiện của sự sâu sắc và tin cậy bạn có được từ anh ta.

8. Đàn ông mà điệu như đàn bà được dành cho nam giới khi họ quan tâm đến vẻ bề ngoài hoặc dùng mỹ phẩm vì cho rằng chăm sóc cơ thể là đặc quyền của phụ nữ. Nên nhớ, người đàn ông cũng phải đối mặt với những rủi ro lão hóa hoặc sức khỏe giảm sút như phụ nữ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy đàn ông có xu hướng làm việc quá sức, nhậu nhẹt nhiều nên rất có hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, khi bước vào tuổi 30s đã trông như 40s và vào tuổi 40s thì đã nhàu như ông 50s. Chính vì vậy, đừng tước đoạt đi sự chăm sóc chính đáng của đàn ông, ngược lại nên khuyến khích họ tập gym, chơi thể thao hoặc sử dụng các loại my phẩm cần thiết cho sự trẻ trung.

9. Đàn ông phải chủ động trong chuyện phòng the cũng là một quan niệm phổ biến và sai lầm. Công việc, quan hệ xã hội và nhiều sức ép làm người đàn ông của bạn mệt mỏi, và không phải lúc nào cũng có ham muốn tình dục. Xét cho cùng, sự hòa hợp đến từ hai phía, đừng bắt anh ta phải là người “khởi động” vì khi còn trẻ nhu cầu cao có thể ổn, nhưng vào những năm trung niên thì điều này không còn đúng. Khi thấy anh ta “án binh bất động” không hẳn vì anh ta chán bạn, mà đơn giản vì anh đã đã bị kiệt sức. Điều quan trọng là sự hòa hợp, cả trong lúc “cao trào” lẫn trong lúc “chỉ muốn ôm em ngủ thôi” đúng không?

10. “Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim” đã từng là một lời khuyên cho bạn, khuyến khích bạn chấp nhận sự khác biệt về tính cách và vai trò giới, không cần thay đổi để hạnh phúc. Bạn nhầm, đàn ông và đàn bà đều đến từ một nơi gọi là Trái đất và đều được nuôi dậy trong một nền văn hóa giống nhau. Đừng chấp nhận những khuôn mẫu đã áp đặt lên lên bạn và anh ta vì dường như nó không chỉ gây bất lợi cho bạn, mà còn làm hại anh ta trong sự cố gắng thể hiện nam tính của mình.

Cuối cùng, giới chỉ là cách chúng ta tuân thủ theo những nhìn nhận hoặc mong đợi của các thế hệ trước truyền lại. Tại sao, bạn không dừng lại và tự hỏi có phải chúng ta đều có một cơ thể và mỗi người đều có quyền tạo dựng bản dạng riêng cho mình, nói cái mình muốn và làm cái mình yêu. Sự chia sẻ, thấu hiểu và tự do mới là quan trọng chứ không phải là sự tuân thủ tuyệt đối các chuẩn mực gắn với giới tính, đúng không?

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch: “Cảm ơn vì đã nói tôi đàn bà“

Là một cây bút trẻ dám chọn những mảng đề tài khá nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi như đồng tính, mại dâm để viết nên các tác phẩm của mình, thế nhưng dường như Nguyễn Ngọc Thạch lại khá hiền lành và điềm tĩnh.






Vẫn tất bật với công việc dù là những ngày Tết, Nguyễn Ngọc Thạch – tác giả của tuyển tập “Một giọt đàn bà” vừa ra mắt hồi đầu tháng 1 cho biết, anh sẽ dành khoảng thời gian còn lại để đi du lịch mừng năm mới cùng gia đình. 

Cơ duyên nào đưa anh đến với nghề viết lách, dù trước đây anh từng chia sẻ rằng thời còn đi học mình không giỏi văn? 
Ngày xưa tôi học văn trung bình, chừng 5, 6 điểm cho một bài kiểm tra nên đậu Đại học là mừng lắm rồi. Khi đi làm, do tính chất công việc, tôi bắt đầu tham gia hoạt động xã hội, gặp gỡ nhiều người, chứng kiến nhiều chuyện làm mình chướng mắt. Tôi mới nghĩ rằng sao mình không viết những thứ đó lại, bởi có những chuyện đáng để cho người ta suy ngẫm. Từ đó tôi bắt đầu tập viết. Viết xong rồi tôi đăng trên mạng, có người đọc, có người khen, có người chê, nhưng nhờ vậy tôi mới thấy những thứ mình viết ra có người quan tâm. Và tôi bắt đầu viết nhiều hơn. Tính đến nay cũng được 4 năm rồi. Truyện đầu tiên tôi đăng trên mạng là vào năm 2010. 

Việc công khai là người đồng tính có làm một bộ phận độc giả mất thiện cảm với các tác phẩm của anh hay không? 
Tôi nghĩ con người ta nên tập thói quen là nhìn công việc chứ đừng nên nhìn người. Còn về độc giả thì cái quan trọng là tôi biết mình muốn viết cho ai. Tuy vậy, cũng có những độc giả chia sẻ với tôi rằng, ban đầu họ không nghĩ là họ sẽ đọc sách của tôi, bởi đề tài về đồng tính của tôi còn xa lạ với họ. Nhưng sau khi đọc “Chênh vênh hai lăm” hay “Một giọt đàn bà” thì họ lại thích tôi và muốn tìm đọc lại các tác phẩm cũ của tôi. 





Khai thác nhiều đề tài nhạy cảm và mang tính xã hội, kinh nghiệm sống giúp ích gì cho anh trong việc đưa những điều đó vào trong tác phẩm của mình? 

Tôi muốn kể câu chuyện này. Cách đây vài ngày có một bạn trên facebook nhắn tin cho tôi, bạn đó là con gái và sắp tới bạn ấy muốn viết một tác phẩm về đề tài đồng tính. Bạn ấy hỏi tôi có thể chia sẻ những kiến thức cũng như kinh nghiệm của tôi cho bạn ấy về việc này được không. Tôi mới hỏi bạn ấy một câu là: “Em có phải là người đồng tính hay không?” Bạn ấy trả lời: “Không phải”. “Vậy thì em có từng tiếp xúc với người đồng tính hay chưa?” Bạn ấy nói “Dạ cũng chưa từng”. 

Lúc này, tôi mới trả lời bạn ấy rằng: “Viết về người đồng tính, ngay cả bản thân của người đồng tính họ cũng chưa chắc hiểu đúng về mình để có thể viết được, vậy thì làm sao một người ngoài như em, chưa từng tiếp xúc, chưa từng hiểu mà có thể viết tốt? Anh nghĩ nếu em thật sự muốn viết thì em phải nên tìm gặp nhiều người đồng tính, sống cùng với họ, sống kiểu như họ, suy nghĩ giống như họ thì em sẽ viết được tác phẩm của mình”. 

Bạn ấy trả lời tôi là: “Em thấy khó khăn quá anh à, bởi vì tiếp xúc với người bình thường đã khó rồi, huống chi là người đồng tính”. Tôi mới hỏi lại: “Em nghĩ người đồng tính là người không bình thường à em?”. Thế là bạn ấy xin lỗi rối rít, xong rồi bạn ấy im luôn từ đó.





Vậy câu chuyện của anh là? 

Tôi thấy có nhiều người họ muốn viết về những thứ họ chưa từng kinh nghiệm qua, họ thích ngồi tưởng tượng về thế giới và họ viết. Thật ra làm thế cũng được, nhưng mà đó là thể loại khoa học viễn tưởng, còn nếu viết về những đề tài xã hội, những hiện thực xã hội như cái tôi chọn, thì bản thân của người viết phải là người từng trải, phải là người sống trong cái thế giới đó, phải là người cảm nhận được cái nỗi đau của nhân vật, của những thứ mình tạo ra, thì viết mới ra được cái hồn của tác phẩm. 

Trong những tác phẩm đã viết, anh tâm đắc nhất tác phẩm nào? Vì sao? 
Mỗi một đứa con thì không ai làm cha mẹ mà nói được là thương đứa nào hơn đứa nào. Nhưng ấn tượng với tôi nhất có lẽ vẫn là “Đời callboy” và “Một con đĩ yêu nghề”. Tại vì “Một con đĩ yêu nghề” là truyện ngắn đầu tay tôi viết được mọi người chú ý tới, nhất là mọi người biết được tôi là tác giả viết văn. Còn “Đời callboy” là cuốn sách đầu tiên tôi ra mắt. Một “đứa” nữa cũng thương là “Chênh vênh hai lăm”. Tính tới thời điểm hiện tại thì “Chênh vênh hai lăm” là tác phẩm giúp mọi người nhận ra tôi nhiều hơn. 





Trong phần mở đầu tuyển tập “Một giọt đàn bà” mà anh vừa xuất bản, anh đã chia sẻ: "Tôi bị ám ảnh bởi đàn bà, nhất là những người đàn bà cá tính, mạnh mẽ. Thỉnh thoảng cũng nhận ra trong mình có một phần đàn bà ẩn dật, lâu lâu vẫy vùng đòi thoát ra ngoài". Anh cảm nhận được trong mình có “một phần đàn bà ẩn dật”? 

Nếu bạn để ý thì sẽ thấy cái vòng tròn âm-dương, trong phần trắng có một chấm đen, trong phần đen có một chấm trắng. Tôi nghĩ đơn giản lắm, con người mình cũng vậy, trong đàn ông có một phần đàn bà và trong đàn bà cũng có một phần đàn ông. Có điều người ta sống tất bật quá nên có thể người ta không nghiệm ra được điều đó. Bản tính đàn ông hay đàn bà thật sự cũng chẳng khác nhau nhiều, đàn bà hay đàn ông gì cũng cần những nhu cầu như là con người. Chẳng qua đàn bà họ tỉ mỉ hơn, có thể là họ sống nội tâm hơn, tình cảm hơn. Thì những phần đó của đàn bà tôi đều cảm nhận được, tôi cũng sống nội tâm, cũng thích sự tỉ mỉ và đôi khi tôi dễ yếu lòng trước những sự việc gây cho mình xúc động mạnh. Những thứ này đàn ông thường ít để ý tới, còn tôi, tôi cảm nhận rõ những điều đó, thì đó là phần đàn bà trong tôi. 

Nhiều người nói tôi tính rất đàn bà, tôi lại cảm ơn điều đó, tôi thích điều đó. Nếu như không có tính đàn bà trong tôi thì tôi đã không thể viết được những câu chuyện về đàn bà đủ thuyết phục để người ta tin rằng tôi đang nói về cuộc đời của đàn bà. Đàn bà đọc vào và họ thấy được bản thân của họ trong đó trong khi tôi lại là một thằng không phải đàn bà viết ra, có lẽ đây là thành công của tôi. Là thứ đàn bà ẩn dật trong tôi mà tôi khám phá được. 





Người ta nói sách cũng là đời. Vậy các tác phẩm của anh có bao nhiêu con người của mình. Đặc biệt là cuốn Đời Callboy? 

Tôi có nhiều bản ngã. “Một giọt đàn bà” là một phần đàn bà, “Chênh vênh hai lăm” lại là một người khác, một người trẻ ở độ tuổi 25. Thật ra mỗi một nhân vật trong tác phẩm của mình đều có mang dáng dấp của mình trong đó, ấy là mỗi khi mình tách bản ngã của mình ra làm nhiều bản ngã khác nhau để mình sống với nhân vật, cảm nhận thế giới của nhân vật rồi viết tác phẩm. Trong “Đời callboy” thì tôi là một nhân vật trong đó và câu chuyện đó là câu chuyện của một người bạn thân thiết, nên mức độ cảm nhận của tôi đối với “Đời callboy” cũng sâu sắc, đồng cảm hơn và tôi như đã sống cuộc đời đó. 

Là một nhà văn trẻ có nhiều trải nghiệm sống có làm cho anh trở nên lý trí trong hành trình tìm kiếm tình yêu cho mình hay không? 
Lâu rồi tôi cũng chẳng đi tìm tình yêu. Tôi nghĩ cứ để mọi sự xảy ra tự nhiên tốt hơn, nó tới thì tới, không tới thì thôi chứ tôi cũng không có nhu cầu đi tìm bởi công việc của tôi bây giờ nhiều quá. Lý trí, đúng, thật sự là sau khi trải nghiệm cuộc sống nhiều, thì đến thời điểm hiện tại, mọi thứ tôi đều dùng lý trí để phân tích. 





Bây giờ không còn tìm nghĩa là trước kia anh đã từng? 

Hồi trước, có thể nói là tôi yêu cuồng hơn, có thể vì tình yêu mà làm đủ mọi chuyện, hy sinh mọi thứ, không nghĩ đến bản thân, không nghĩ đến gia đình. Nhưng mà tới thời điểm này, thì không, tôi không làm được như vậy nữa. Lúc này tôi đặt gia đình lên đầu tiên, rồi tới bản thân mình, rồi tới sự nghiệp, thậm chí tình yêu chỉ được xếp thứ tư thôi. Nói chung bây giờ mình tôi yêu kiểu người lớn hơn là hồi xưa. Không yêu cuồng yêu vội mà lo nghĩ cho sự lâu dài của tình yêu nhiều hơn. 

Anh có cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện nay của mình? 
Có thể nói là hài lòng. Nhưng mà không có nghĩa là mình dừng lại tại đây.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện rất thật này! 

Tấn Dũng - Ảnh do nhân vật tự cung cấp

Đào Bá Lộc: “Tôi ủng hộ kết hôn đồng tính“




Học trò một thời của HLV Hồ Ngọc Hà trải lòng về chuyện bị "kêu" nữ tính.



Sau một thời gian nghỉ ngơi, bạn vừa trở lại với Vpop với sáng tác Tháng ngày không trở lại. Đây có phải sáng tác đầu tay của Đào Bá Lộc? 


Đúng thế, lúc đầu tôi chưa hình dung rằng mình có thể sáng tác. Tuổi nghề của tôi vẫn còn rất ít. Nhưng mọi thứ đến tự nhiên và tôi nghĩ mình cũng khá thích hợp với việc này. Tôi đã thực hiện xong kha khá bài mới chắc là sẽ cho ra mắt trong những sản phẩm tiếp theo.

Ban đầu một vài người bạn nghe tôi “cầm bút” thì cũng giật mình ra tay ngăn cản. Họ lo tôi làm việc không đâu, nhưng sau khi nghe bài hát đầu tay thì chiều hướng tích cực bất ngờ. Điều làm tôi hạnh phúc nhất là những người làm lâu năm trong nghề cũng dành nhiều tình cảm và lời khen cho tác phẩm đầu nay như chị Đông Nhi, anh Nguyễn Hoàng Duy…

Bạn mất bao lâu cho sáng tác lần này? 
Bài hát được viết khi tôi trở về Sài Gòn sau một ngày diễn dài. Bên ngoài thì trời mưa. Những lúc như thế tâm trạng tôi lại dâng lên và giai điệu nảy ra trong đầu. Tôi viết từ lúc đó đến khi về nhà. Qua một đêm và sáng hôm sau thì bài hát hoàn tất. Các ca khúc tôi viết thường khá nhanh, tôi không giống những nhạc sĩ chuyên nghiệp nên không thể cứ định kì viết hàng ngày như họ. Cứ đi ra ngoài, hoặc tâm trạng “nổi hứng” là viết một mạch. Còn bình thường hơi khó khăn. 




Đối với một người nhạc sĩ thì cảm xúc là chất xúc tác để giúp họ cho ra đời một ca khúc, với bạn một người tay ngang thì có gì khác không? 

Cảm xúc còn cần nhiều hơn nữa chứ. Như đã nói, tôi dù sao cũng là một ca sĩ, không quen với việc hàng ngày viết như những nhạc sĩ. Nên nếu không có cảm xúc thì làm sao mà có thể dựng lên bài hát!

Nếu ai là người theo dõi trang cá nhân của tôi thì biết tôi cũng thuộc tuýp người khá “đa sầu đa cảm” và suy nghĩ nhiều. Thỉnh thoảng tính tình kiểu này cũng gây rắc rối nhưng với việc sáng tác thì lại là một lợi thế. Trong tôi lúc nào cũng đủ "nguyên liệu" và cảm xúc để chắp bút cho các tác phẩm mới.

Tôi xem viết nhạc như một kiểu nhật kí vậy. Nhà văn, nhà thơ họ viết tốt, diễn đạt tốt nên tất cả cám xúc có thể xả qua các bài viết, tản văn. Tôi thì chọn cách cho tất cả vào âm nhạc. Bài Tháng Ngày Không Trở Lại cũng theo hơi hướng tự sự như vậy. Những sáng tác cũng là cách mà tôi trút tâm hồn mình và cân bằng lại cuộc sống. Thêm một vài tác phẩm nữa thì chắc mọi người sẽ thấy rõ điều đó hơn. 




Khi nghe ca khúc Tháng ngày không trở lại, người nghe có thể cảm nhận tâm trạng buồn trong bài hát, liệu đó phải là tình cảm thật của bạn? 

Tầm khoảng 60-70% là những trải nghiệm và cảm xúc của tôi. 30% còn lại là phần nào suy tưởng tôi thêm vào. Tôi cũng không trải nhiều về tình cảm đâu. Tôi không nghĩ mình sẽ sáng tác sự thật 100% hoặc đại loại như vậy. Mỗi người đều có một góc tối, một bí mật. Tôi cũng muốn giữ phần nào đó cho mình.

Khi bạn hát, cũng như những hình ảnh trong các sản phẩm của bạn khá nam tính, nhưng khi đối diện với bạn ở ngoài, khá nhiều người bất ngờ với ngoại hình khá nữ tính của bạn? 
Mọi người có vẻ để ý nhiều với ngoại hình của tôi nhỉ. Nếu làm việc với tôi một lần thì tôi nghĩ mọi người sẽ suy nghĩ lại. Mà nam tính hay nữ tính còn tùy thuộc vào tư duy quang của từng người nữa. Đối với bạn có thể nữ tính nhưng với nhiều người khác lại không. 




Hoặc đây là một chiêu trong chiến lược của bạn? 

Phong cách này thì từ ngày đặt chân lên sân khấu The Voice vòng đầu tiên, tôi đã thể hiện vậy. Bây giờ khác chỉ là chỉn chu hơn trước. Nếu nói chiến lược thì có vẻ tôi sẽ là một nhà chiến lược “dữ dội” lắm khi có thể tính toán được tương lai của mình, hoạch định tất cả từ khi chỉ là một cậu thí sinh không ai biết đến bây giờ.

Có bao giờ hình ảnh nữ tính này gây rắc rối cho bạn? 
Rắc rối của tôi thường không đến từ hình ảnh (cười). 




Bạn có suy nghĩ mình sẽ chọn một hình ảnh mạnh mẽ hơn? 

Ví dụ bây giờ tôi tập gym điên cuồng, trở nên cơ bắp, cơ thể ngồn ngộn thì mọi người có thích không ? Rồi mọi người sẽ khen hay lại tiếp tục chê một cái gì đó ? Cứ mãi suy nghĩ và làm theo người ta nói gì, chắc tôi đã không có ngày hôm nay.

Thú thật thì một số người có phàn nàn về tôi chuyện hình ảnh cũng không vấn đề gì. Họ cứ khen chê thôi, đó vốn quyền lực của khán giả mà. Nếu ngại bị chê thì tôi cũng nên xác định là không hợp với nghề rồi. Tôi là một ca sĩ. Nếu ai có bình luận về giọng hát của tôi, tôi sẽ buồn dữ lắm. Còn phong cách thì 9 người 10 ý, tôi không để tâm nhiều.

Nói vậy chứ tôi vẫn cố gắng tiếp thu tất cả mọi thứ. Nghệ sĩ nào mà không muốn đẹp hơn trong mắt công chúng. 






Cũng có những tin đồn xung quanh giới tính của bạn? 

Ai cũng bị đồn mà đâu phải riêng mình tôi. Đó là sống chung với lũ thôi. Đây cũng xem như là một trong những bài học vỡ lòng đầu tiên khi tôi bước chân vào showbiz vậy.

Bạn nghĩ thế nào về hôn nhân đồng giới? 
Tôi chỉ nghĩ nhiều về hôn nhân – tức là sự ràng buột giữa hai người, cuộc sống sau khi cưới, trách nhiệm với nhau và áp lực sống chung... rất nhiều thứ chúng ta phải quan tâm khi muốn ràng buộc với nhau. Còn những vấn đề về hình thức như giới tính chẳng mấy quan trọng.

Bạn ủng hộ việc này? 
Tất nhiên. Nếu hôn nhân xuất phát từ tình yêu. Dười hình thù gì thì yêu nhau không bao giờ là tội lỗi cả. Và hà cớ gì chúng ta lại không tự làm mình hạnh phúc mà phải đi tìm cách bác bỏ, không ủng hộ hạnh phúc của kẻ khác.

Nếu có một chàng trai ngỏ lời yêu bạn, bạn sẽ làm gì? 
"Tôi yêu những gì đến tự nhiên...", chắc vậy. Cứ để mọi thứ theo đúng cảm xúc của nó. Đừng cố gắng lên kế hoạch vì lệch hết thôi.

Chúc bạn thành công 

Quốc gia thứ 17 thừa nhận hôn nhân đồng giới

Ngày thứ 3 vừa qua, Nghị viện Scotland đã chính thức thông qua dự luật hôn nhân đồng giới và kết hợp dân sự với số phiếu thắng áp đảo.



105 thành viên của Nghị viện Scotland đã bỏ phiếu thuận so với 18 phiếu chống và 0 phiếu trắng. Vào những giây phút cuối cùng, nghị sĩ John Mason, một người theo đạo Cơ đốc, đã cố gắng thêm vào những giới hạn cho dự luật hôn nhân đồng giới nhưng bị từ chối.

Bộ trưởng Bộ Y tế, Alex Neil, đã phát ngôn tại buổi bỏ phiếu: "Scotland là một quốc gia trân trọng tình yêu đích thực. Ngày hôm nay, tôi đưa dự luật này ra và kêu gọi các nghị sĩ ủng hộ nó".



Những cuộc hôn nhân đồng giới đầu tiên dự tính sẽ không được diễn ra cho đến mùa xuân năm 2015 bởi vì phải cần có thời gian để chuẩn bị cho việc hợp thức hóa các dự luật bổ sung. Tuy nhiên, Bộ trưởng Alex Neil trong một đoạn video clip ngắn gửi đến những người ủng hộ hôn nhân bình đẳng đã nói, "Chúng tôi sẽ cố gắng làm việc với các đồng nghiệp ở Westminster để có thể triển khai mọi thứ sớm nhất có thể".

Bên cạnh đó, không giống như ở Anh và xứ Wales, Giáo hội Scotland không bị cấm tổ chức những buổi lễ kết hôn đồng giới. Tất cả tôn giáo đều được phép tổ chức hoặc từ chối nếu họ muốn. Đại diện của Anh giáo, Công giáo và Giáo hội trưởng lão Scotland đã đưa ra tuyên bố sẽ không xử phạt các giáo sĩ nếu như họ tổ chức những buổi lễ như vậy.




Tom French, điều phối viên của một nhóm vận động quyền cho LGBT tại Scotland, chia sẻ: "
 Hôm nay sẽ được ghi vào lịch sử như là ngày mà những người đồng tính nam-nữ, song tính và chuyển giới cuối cùng cũng đã được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi mà họ xứng đáng được nhận. Đây là một thời điểm tràn đầy cảm xúc và truyền cảm hứng đến cho nhiều người. Bởi vì ngay tại đất nước này, trước năm 1980, đồng tính vẫn còn được pháp luật quy định là tội hình sự. Đây là thông điệp mạnh mẽ nhất mà Scotland muốn gửi đi khắp thế giới".